Các đặc điểm của Ca khúc Cổ Phong:
1/ Đặc điểm quan trọng của các ca khúc Cổ Phong là sự tồn tại của “độc thoại” cùng “văn án”. Lời bài hát trong các ca khúc cổ phong chú trọng về gieo vần, mang lại cảm giác phong nhã. Nhiều bài mượn dùng cả thi từ cổ, điển hình như các sáng tác của Finale (Mặc Minh Kỳ Diệu).
2/ Một đặc điểm khác của Cổ Phong là thường có trường hợp từ nhạc (khúc) của một người khác mà viết lại lời (từ) cho mình, chính vì thế chuyện có hai, ba bản Cổ Phong nghe giống nhau về nhạc là chuyện không hiếm khi xảy ra. Thể loại này cũng sử dụng nhiều nhạc khí Trung Quốc hơn, đa số đều có âm điệu du dương, tốc độ thong thả tạo nên cảm giác phiêu dật.
3/ Từ ngữ trong Cổ Phong được trau chuốt rất tỉ mỉ, nhất là các động từ. Giống như khi đọc thơ, một động từ không đúng có thể phá hỏng cả ý cảnh. Trong một bài hát Cổ Phong, động từ ít xuất hiện hơn danh từ rất nhiều, nhưng mỗi lần xuất hiện, đều được cân nhắc kĩ lưỡng. Hơn nữa, các ca khúc cổ phong thường dùng nhiều điển tích, điển cố, mang lại giá trị vượt qua phạm trù âm nhạc thông thường. Mặt khác, thể loại này chú trọng đến mượn vật tả tình, sử dụng các hình ảnh khác để diễn tả ý của tác giả, dùng nhiều hàm ý uyển chuyển.
4/ Các ca khúc Cổ Phong có nội dung phục cổ hoặc giả cổ. các sáng tác theo thể loại Cổ Phong có tính sáng tạo và độc lập cao. Việc “tác từ” (viết lời) cho một bài hát Cổ Phong có thể nói là gần với quá trình sáng tác văn học hơn là sáng tác nhạc, mỗi một phiên bản Cổ Phong đều sở hữu trí nhớ của riêng mình. Một điển hình ở đây là ca khúc Khuynh Tẫn Thiên Hạ (倾尽天下) được sáng tác bởi Finale. Nhiều người đã cho rằng lời của bản nhạc này không còn đơn giản chỉ là lời ca nữa. Các câu trong lời bài hát cổ phong có thể tự do, không cần tuân thủ nghiệm ngặt luật thơ như thể loại thơ Đường Luật. Tuy nhiên, lời ca của Cổ Phong vẫn giữ được các đối trận cơ bản cũng như tư tưởng “ý tại ngôn ngoại”.
5/ Trong hệ thống từ ngữ được dùng ở thể loại Cổ Phong, mỗi hình ảnh, biểu tượng sẽ có riêng cho mình một hàm nghĩa giống như trong hệ thống thơ cổ: “liễu” nhắc đến nỗi nhớ, “mai” là biểu tượng của cao thượng, “trúc” là hình ảnh cho bất khuất, … thậm chí có nhiều bài còn dùng các hình ảnh trong Kinh Thi Sở Từ để sáng tác.
6/ Các ca khúc Cổ Phong gần như chỉ phát triển trên môi trường Internet. Cổ Phong cũng là đề tài để các tác giả cho ra đời một lượng lớn các tiểu thuyết trực tuyến. Ngoài ra, đi liền với các sáng tác Cổ Phong thường sẽ có các artwork minh họa được vẽ theo phong cách cổ đại.
-- Nguồn: https://zerog31.wordpress.com --
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét