Full width home advertisement

Travel the world

Climb the mountains

Post Page Advertisement [Top]

Tự Học Tiếng Hoa Qua Giáo Trình 301 Câu Đàm Thoại - Bài Mở Đầu

Tự Học Tiếng Hoa Qua Giáo Trình 301 Câu Đàm Thoại - Bài Mở Đầu

 


BÀI MỞ ĐẦU

A. NGỮ ÂM TIẾNG PHỔ THÔNG

I. Âm tố - nguyên âm, phụ âm:

     1. Ngữ âm là gì?

          Ngữ âm là âm thanh do bộ máy phát âm của người phát ra để biểu đạt một ý nghĩa nhất định.

          Ngữ âm mang đặc điểm dân tộc rất rõ rệt.

          Học ngữ âm tiếng Phổ thông Trung Quốc chính là học tập tiếng Phổ thông dùng âm thanh nào để biểu đạt ý nghĩa gì.

     2. Âm tố là gì?

          Âm tố là đơn vị nhỏ nhất của ngữ âm.

          Âm tố được chia làm 2 loại lớn là nguyên âm và phụ âm.

     3. Nguyên âm

          Nguyên âm là âm thanh do luồng hơi từ phổi đưa ra làm dây thanh rung động phát ra âm thanh vang và rõ, hơi qua khoang miệng không bị bất cứ trở ngại gì.

          "Phương án phiên âm Hán ngữ" do Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua ngày 11/02/1958 chỉ dùng 6 mẫu tự để biểu đạt các nguyên âm tiếng Phổ thông là: a, o, e, i, u, ü, ngoài ra còn có nguyên âm cuốn lưỡi "er".

          Do vị trí của lưỡi khi đọc các nguyên âm trên khác nhau nên có trường hợp tuy dùng một ký tự để ghi nhưng cách đọc khác nhau.

          Cách đọc các nguyên âm:

       (1) – Nguyên âm "a": đọc giống "a" tiếng Việt.

       (2) – Nguyên âm "o": môi tròn, lưỡi cao vừa, đọc giống "uô" tiếng Việt.

       (3) – Nguyên âm "e":

a. Môi không tròn, lưỡi cao vừa, đọc giống "ưa" tiếng Việt (chỉ đứng sau các phụ âm "d,t,l,g,k,h", không kết hợp với các nguyên âm khác).

b. Lưỡi trung bình, môi không tròn, đọc giống "ơ" tiếng Việt (chỉ xuất hiện trước "n,ng" và khi "e" đọc nhẹ).

c. Môi không tròn, lưỡi thấp vừa, đọc giống "ê" tiếng Việt (chỉ xuất hiện sau "i, ü ")

d. Môi không tròn, lưỡi cao vừa, đọc giống “ê” tiếng Việt (chỉ xuất hiện trước "i")

       (4) – Nguyên âm "i":

a. Lưỡi cao, môi không tròn, đọc giống "i" tiếng Việt (không xuất hiện sau các phụ âm "z, c, s, zh, ch, sh, r").

b. Lưỡi cao, môi không tròn, đọc giống "ư" tiếng Việt (chỉ xuất hiện sau "z, c, s, zh, ch, sh, r").

       (5) – Nguyên âm "u": Lưỡi cao, môi không tròn, đọc giống "u" tiếng Việt.

       (6) – Nguyên âm "ü": Lưỡi cao, môi tròn từ đầu đến cuối, đọc chữ "di" tiếng Việt.

       (7) – Nguyên âm cuốn lưỡi "er": lưỡi cao trung bình, môi không tròn, đọc giống "ơ" tiếng Việt rồi uốn cong lưỡi thật nhanh.

     4. Phụ âm:

          Phụ âm là âm thanh do luồng hơi từ phổi đưa ra qua khoang miệng bị trở ngại nhất định phát ra. Luồng hơi này có thể làm hoặc không làm dây thanh rung động.

          "Phương án phiên âm Hán ngữ" dùng 22 mẫu tự để biểu đạt 22 phụ âm của tiếng Phổ thông.

          Các tổ phụ âm:

       (1) – Âm hai môi:

- [b] ngậm môi, sau đó đọc chữ "p" tiếng Việt nhưng không đẩy hơi. (bo)

- [p] ngậm môi, sau đó đọc chữ "p" tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi. (po)

- [m] ngậm môi, đẩy hơi ra đường mũi, sau đó đọc chữ "m" tiếng Việt. (mo)

       (2) – Âm môi răng:

- [f] ngậm miệng vừa, môi dưới và răng trên chạm nhau, sau đó đẩy hơi qua đầu răng, đọc như "ph" tiếng Việt. (fo)

       (3) – Âm đầu lưỡi:

- [d] miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm sát vào răng trên, sau đó di chuyển lưỡi, đọc giống "t" tiếng Việt. (de)

- [t] miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm sát vào răng trên, sau đó di chuyển lưỡi, đẩy hơi mạnh ra ngoài, đọc giống "th" tiếng Việt. (te)

- [n] miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm vào răng trên, sau đó đẩy hơi ra đường mũi, di chuyển lưỡi, đọc giống "n" tiếng Việt. (ne)

- [l] miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm nhẹ vào răng trên, sau đó di chuyển lưỡi, đọc giống "l" tiếng Việt. (le)

       (4) – Âm cuống lưỡi:

- [g] đưa cuống lưỡi chạm sát vào vòm miệng, sau đó di chuyển lưỡi cho hơi đi qua cuống lưỡi, đọc giống chữ "c" tiếng Việt. (ge)

- [k] đọc giống phụ âm "g", nhưng đẩy hơi mạnh ra ngoài. (ke)

- [h] cuống lưỡi cao vừa, không chạm vào vào miệng, cho hơi đi qua cuống lưỡi ra ngoài, đọc giống chữ "kh" tiếng Việt. (he)

- [ng] đọc giống "ng" tiếng Việt (phụ âm này không đi làm thanh mẫu, chỉ đứng cuối một số vận mẫu).

       (5) – Âm đầu lưỡi trước: (đầu lưỡi để thẳng khi đọc)

- [z] đưa phía trước đầu lưỡi chạm sát vào chân răng trên, bịt chặt, sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi ma sát ra ngoài. (zi)

- [c] đọc giống phụ âm "z", nhưng đẩy hơi mạnh hơn và hạ lưỡi nhanh hơn. (ci)

- [s] đưa phía trước đầu lưỡi gần sát mặt sau răng trên, hơi cọ xát ra ngoài. (si)

       (6) – Âm đầu lưỡi sau: (đầu lưỡi uốn cong lên khi đọc)

- [zh] đầu lưỡi phía sau cong lên áp sát vòm miệng cho hơi tắc lại, sau đó hạ dần lưỡi xuống cho hơi cọ xát qua khe hở ra ngoài, đọc gần giống âm "tr" tiếng Việt. (zhi)

- [ch] phát âm như âm "zh" nhưng đẩy hơi mạnh hơn. (chi)

- [sh] phát âm gần giống âm "zh", khác là hơi không bị tắc mà chỉ cọ sát qua khe hở ra ngoài, đọc gần giống âm "s" tiếng Việt. (shi)

- [r] đầu lưỡi phía sau cong lên, đưa gần sát vòm miệng, hơi cọ xát nhẹ, đọc giống "r" tiếng Việt, nhưng có uốn lưỡi, không rung lưỡi. (ri)


       (7) – Âm mặt lưỡi:

- [j] đưa mặt lưỡi chạm vào vòm miệng, cho hơi bị tắc sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi cọ xát qua khe hở ra ngoài, đọc gần giống "ch" tiếng Việt, nhưng đọc sâu vào phía trong mặt lưỡi hơn.

- [q] phát âm như âm "j" nhưng đẩy mạnh hơi hơn. (qi)

- [x] đưa mặt lưỡi gần vòm miệng, hơi không bị tắc, mà chỉ ma sát rồi ra ngoài. (xi)


II. Âm tiết Thanh mẫu, vận mẫu:

     1. Âm tiết là gì?

          Âm tiết là đơn vị cơ sở của kết cấu ngữ âm.

          Trong hệ thống ngữ âm tiếng Phổ thông, người ta thường phân tích một âm tiết thành 3 yếu tố: thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu.

          Ba yếu tố này đều có tác dụng phân biệt ý nghĩa của âm tiết.

     2. Thanh mẫu:

          Là âm tố đứng đầu một âm tiết, nhất định do phụ âm đảm nhận.

     3. Vận mẫu:

          Cấu tạo của vận mẫu

     - Bộ phận phía sau thanh mẫu là vận mẫu.

     - Bộ phận cấu thành chủ yếu của vận mẫu là nguyên âm.

     - Vận mẫu là thành phần chủ yếu của một âm tiết. trong tiếng Phổ thông, một âm tiết có thể không có thanh mẫu, nhưng không thể không có vận mẫu.

          Cách đọc các vận mẫu (đọc nhanh và liền nhau)

     [ai] phát âm giống chữ "ai" tiếng Việt.

     [ei] phát âm giống chữ "ây" tiếng Việt.

     [ao] phát âm giống chữ "ao" tiếng Việt.

     [ou] phát âm giống chữ "âu" tiếng Việt.

     [an] phát âm giống chữ "an" tiếng Việt.

     [en] phát âm giống chữ "ân" tiếng Việt.

     [ang] phát âm giống chữ "ang" tiếng Việt.

     [eng] phát âm giống chữ "âng" tiếng Việt.

     [ong] phát âm giống chữ "uô+ng" tiếng Việt, nhưng môi tròn từ đầu đến cuối.

     [ua] phát âm giống chữ "u+a" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [uo] phát âm giống chữ "u+ô" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [uai] phát âm giống chữ "u+ai" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [ui] - (uei) phát âm giống chữ "u+ây" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [uan] phát âm giống chữ "u+an" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [uang] phát âm giống chữ "u+ang" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [un] (uen) phát âm giống chữ "u+ân" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [ueng] phát âm giống chữ "u+ơng" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [ia] phát âm giống chữ "i+a" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [ie] phát âm giống chữ "i+ê" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [iao] phát âm giống chữ "i+eo" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [iu] – (iou) phát âm giống chữ "i+âu" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, môi tròn.

     [ian] phát âm giống chữ "i+en" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [iang] phát âm giống chữ "i+ang" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [in] phát âm giống chữ "in" tiếng Việt.

     [ing] phát âm giống chữ "ing" tiếng Anh.

     [iong] phát âm chữ "i" + "ong", nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [üe] phát âm chữ "ü" + "ê" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [üan] phát âm chữ "ü" + "en" tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

     [ün] phát âm chữ "ü" + "n", nhưng đọc nhanh thành một âm.

          Một số điểm chú ý khi viết phiên âm

(1) – Với những âm tiết không có thanh mẫu, nếu âm tiết đó là "i, u, ü" hoặc các vận mẫu do "i, u, ü" đứng đầu, khi âm tiết này đứng sau âm tiết khác rất dễ nảy sinh nhầm lẫn, vì vậy "phương án phiên âm" sử dụng ký hiệu "y, w, yu" để thay hoặc thêm cho "i, u, ü". Cần chú ý là các vận mẫu "i, u, ü" và vận mẫu do "i, u, ü" đứng đầu dù thay đổi cách viết nhưng cách đọc không thay đổi.

     a – Đối với "i" và các vận mẫu có "i" đứng đầu

          - Nếu vận mẫu đó chỉ có một nguyên âm "i" thì sẽ được thêm "y" ở trước vận mẫu. Cụ thể là: "i, in, ing" được viết thành "yi, yin, ying".

          - Nếu các vận mẫu do "i" đứng đầu có từ hai nguyên âm trở lên thì sẽ thay "i" bằng "y". Cụ thể là: "ia, ie, iao, iou, ian, iang, iong" được viết thành "ya, ye, yao, you, yan, yang, yong".

     b – Đối với "u" và các vận mẫu có "u" đứng đầu

          - Nếu vận mẫu chỉ có một nguyên âm "u" thì thêm "w" vào trước "u". Cụ thể là: "u" viết thành "wu".

          - Nếu các vận mẫu do "u" đứng đầu có từ hai nguyên âm trở lên thì "u" được thay bằng "w". Cụ thể là: "ua, uo, uai, uei, uan, uen, uang, ueng" được viết thành "wa, wo, wai, wei, wan, wen, wang, weng".

     c – Đối với "ü" và các vận mẫu có "ü" ở đầu thì "ü" sẽ được thay bằng "yu". Cụ thể là: "ü, üe, üan, ün" được viết thành "yu, yue, yuan, yun".

(2) – Trong tiếng Hoa, vì không có các vận mẫu "ui", "un", "iu", nên để đơn giản hóa, "Phương án phiên âm" quy định các vận mẫu "uei", "uen", "iou" viết thành "ui", "un", "iu", nhưng vẫn đọc thành "uei", "uen", "iou".

     Ví dụ:             Viết                     đọc

                            guǐ                       "guěi"

                            hūn                      "huēn"

                            jiǔ                        "jiǒu"

          Như vậy, khi học 3 vận mẫu này, cần chú ý cách viết và cách đọc. "uei, uen, iou" khi không có thanh mẫu thì được viết thành "wei, wen, you", còn khi có thanh mẫu thì vẫn viết thành "ui, un, iu" mà âm đọc không thay đổi.

(3) – Dấu cách âm '

     Khi một âm tiết bắt đầu bằng "a, o , e" được đặt sau một âm tiết khác, để khỏi lẫn lộn khi ghép vần, ta dùng dấu cách âm “'”.

     Ví dụ: tí'àn, liǎng'àn, jìng'ài, wǎn'ān, nü'ér

(4) – Tổ phụ âm mặt lưỡi "j, q, x" chỉ kết hợp được với "i, ü" và các vận mẫu có "i, ü" đứng đầu, do đó được quy ước là khi viết có thể bỏ hai chấm trên "ü" đi mà không thay đổi cách đọc. Ví dụ:

          qü                        viết thành                    qu

          xüe                      viết thành                    xue

          jün                       viết thành                    jun

          qüan                    viết thành                    quan

(5) – Cách viết nguyên âm "ü"

     Trong thực tế, "ü" chỉ còn viết là "ü"  trong 4 trường hợp "nü, nüe, lü, lüe", còn các trường hợp khác đều được bỏ hai chấm trên "ü" đi như đã trình bày ở mục (1) và (4).


III. Thanh điệu

1. Thanh điệu là gì?

     Thanh điệu là độ cao âm, có khả năng phân biệt nghĩa.

     Tiếng Phổ thông có 4 thanh điệu chính là: Âm bình (thanh 1), Dương bình (thanh 2), Thướng thanh (thanh 3), Khứ thanh (thanh 4).

     Nếu chia độ cao của thanh điệu ra làm 5 mức độ để tiện nói rõ độ cao thấp, thăng giáng (gọi là "Điệu trị") của thanh điệu, bốn thanh điệu có điệu trị tương đối ở từng người như sau:

     (1)    Âm bình                (thanh 1)     5 5

     (2)    Dương bình          (thanh 2)     3 5

     (3)    Thướng thanh      (thanh 3)     2 1 4

     (4)    Khứ thanh            (thanh 4)     5 1

     Bốn ký hiệu thanh điệu trên được viết ngay phía trên nguyên âm chủ yếu của vận mẫu. Ví dụ: dāo, miáo, xuě, zhuàn.

     Đối với trường hợp vận mẫu là "ui" và "iu" thì ký hiệu thanh điệu sẽ được viết trên nguyên âm đứng sau. Ví dụ: shuǐ, suí, liù, xiū.

2. “Thanh nhẹ”

     Trong tiếng Phổ thông, có khi xuất hiện một loại "thanh điệu" đọc vừa nhẹ vừa ngắn, nhiều người quen gọi là "thanh nhẹ". Thực ra, "thanh nhẹ" không phải là một loại thanh điệu, vì nó không phải là một hiện tượng ngữ âm cố định, bản chất của nó là kết quả biến đổi mạnh yếu của ngữ âm, không phải là kết quả biến đổi độ cao âm. "Phương án phiên âm" quy định không ghi ký hiệu gì trên âm tiết đọc nhẹ.

     Ví dụ: māma, láile, nǐmen.

3. Biến điệu

            Biến điệu là sự biến đổi điệu trị một âm tiết do ảnh hưởng của thanh điệu âm tiết đứng sau gây ra.

            Trong tiếng Phổ thông, biến điệu của thanh 3 và biến điệu đặc biệt của 2 âm tiết      " (yī) ", " (bù) " là nổi bật nhất.

            (1) Biến điệu của thanh 3

            - Khi một âm tiết có thanh 3 đứng trước một âm tiết có thanh 1 (hoặc thanh 2, thanh 4) thì sẽ được đọc thành nửa thanh 3, điệu trị của nửa thanh 3 là 2 1.

            Ví dụ: lǎoshī, jiějué, tǎolùn.

            - Khi một âm tiết có thanh 3 đứng trước một âm tiết cũng có thanh 3, thì thanh 3 thứ nhất đọc thành thanh 2.

            Ví dụ: fěnbǐ   đọc thành       fénbǐ

                        yǔfǎ    đọc thành       yúfǎ

            (2) Biến điệu của " (yī)" " (bù)"

            "" đứng trước âm tiết có thanh 1 (hoặc thanh 2, thanh 4) biến điệu thành thanh 4.

            Ví dụ:  yītiān đọc thành       yìtiān

                        yīnián đọc thành       yìnián

                        yīmiǎo đọc thành       yìmiǎo

            """" đứng trước âm tiết có thanh 4 biến điệu thành thanh 2.

            Ví dụ:  yījiàn  đọc thành       yíjiàn

                        bùqù   đọc thành       búqù

4. Vần cuốn lưỡi

            Trong tiếng Hoa có rất nhiều phương ngôn (tiếng địa phương) sau một số danh từ có thể thêm âm cuốn lưỡi "er". Có phương ngôn âm cuốn lưỡi "er" tự thành một âm tiết, có phương ngôn âm cuốn lưỡi hòa nhập vào âm tiết đứng trước, trở thành một bộ phận cấu thành của âm tiết này. Trong tiếng Phổ thông, âm cuốn lưỡi thuộc về loại sau.

            Biện pháp xử lý của "phương án phiên âm" là thêm "r" sau vận mẫu của âm tiết. Vận mẫu thêm âm cuốn lưỡi gọi là vần cuốn lưỡi. Khi viết chữ Hán thêm "" vào sau chữ Hán. Ví dụ: (huā) thêm âm cuốn lưỡi thành 花儿(huār).

            Một số ít vận mẫu sau khi thêm âm cuốn lưỡi, âm đọc có sự thay đổi khá lớn, đặc biệt là vận mẫu tận cùng bằng "i, n, ng".

            Cách phát âm vần cuốn lưỡi cụ thể như sau:

(1) - Khi vận mẫu tận cùng là "a, o, u, e", đọc xong âm tiết thì cuốn lưỡi lên.

            Ví dụ: huār, gēr, xiǎo tùr, xiǎo niǎor, nǎr

 (2) – Khi vận mẫu tận cùng là "ai, ei, an, en, ang, eng", khi đọc bỏ "i, n, ng" rồi cuốn lưỡi lên. Ví dụ:

            pángbiānr      đọc là pángbiār,        shūběn           đọc là shūběr

            yíkuàir           đọc là yíkuàr,            xiǎoháir         đọc là xiǎohár

            xìnfèngr         đọc là xìnfèr,            bǎndèngr        đọc là bǎndèr

            dànhuángr     đọc là dànhuár,         yībēi   đọc là yībēr

(3) – Khi vận mẫu tận cùng là "i, u", khi đọc thêm "er" vào. Ví dụ:

            xiǎo jīr           đọc là xiǎo jiēr,        xiǎo yúr         đọc là xiǎo yuér

(4) – Khi vận mẫu tận cùng là "in, ing, ong, iong", khi đọc bỏ "n, ng" đi rồi thêm "er" vào. Ví dụ:

            xìnr     đọc là xièr             diànyǐngr   đọc là diànyǐer

            kòngr  đọc là kòer

(5) – Khi "i" đứng sau "zh, ch, sh, r, z, c, s" thì thay "i" bằng "er". Ví dụ:

            yǒu shìr          đọc là yǒu shèr

5. Ngữ điệu

            Ngữ điệu là giọng điệu trầm bổng ngắt ngừng của một câu.

            Ngữ điệu không liên quan mấy với độ cao thấp của từng âm tiết, mà liên quan trực tiếp tới ý của câu hoặc tình cảm thái độ của người nói.

            Ngữ điệu của câu có mấy điểm chính cần chú ý như sau:

(1) – Điệu xuống: Ngữ điệu hạ thấp xuống ở cuối câu, nói chung dùng ở câu đã biểu đạt xong ý.

(2) – Điệu lên: Ngữ điệu lên cao ở cuối câu, nói chung dùng ở các câu chưa biểu đạt hết ý cần để người nghe chú ý tiếp hoặc ở câu hỏi.

            Ví dụ:  Tā lái le i.     (ngữ điệu xuống ở câu trần thuật)

                        Tā lái le h ?   (ngữ điệu lên ở câu hỏi)

(3) – Trọng âm: Để nhấn mạnh ý nào đó trong câu, đọc nhấn mạnh (âm cường) một hai âm tiết liên quan.

            Ví dụ : Tāmen dōu lái le ("dōu " đọc nhấn mạnh).

(4) – Ngắt ngừng: Dùng sự ngắt ngừng ngắn trong câu để chia câu nói thành những "phách nhịp", nhằm nhấn mạnh hoặc biểu đạt tình cảm đối với một ý nào đó trong câu.

            Ví dụ:  Jīntiān tiānqì hěn hǎo.         (câu bình thường)

                        Jīntiān tiānqì - hěn hǎo.      (biểu đạt thêm sự cảm thán)

                        Jīntiān - tiānqì hěn hǎo.      (biểu thị thêm ý so sánh với

                                                             thời tiết hôm qua hoặc các hôm trước)

 

B. CHỮ HÁN

8 nét cơ bản trong chữ Hán VD:  chữ (yǒng - Vĩnh) gồm các nét sau

1. Ngang横(

2. Chấm 点(

3. Phẩy 撇(丿

4. Mác捺(

5. Sổ竖(

6. móc钩(

7. Cong

8. Hất

 Các nét biến thể từ 8 nét cơ bản


Thứ tự viết các nét (quy tắc bút thuận)

1. Ngang trước sổ sau                          à           

2. Phẩy trước mác sau                     à             

3. Trên trước dưới sau                    à              

4. Trái trước phải sau                      à              

5. Ngoài trước trong sau                 à             

6. Vào trước đóng sau                     à             

7. Giữa trước hai bên sau               à              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bottom Ad [Post Page]